Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Mở bán chung cư Golden Place


Thông tin dự án
Tên dự án : Tổ hợp văn phòng, trung tâm thương mại và khu căn hộ cao cấp Golden Palace
Chủ đầu tư : Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh – Ngân hàng Quân Đội (MBBank)
Vị trí xâu dựng : K1 – Đường Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
Diện tích khu đất : 16.333 m2
Diện tích xây dựng : 7.646 m2
Vốn đầu tư : khoảng 3.150 Tỷ VNĐ
Mật độ khối tháp : 36.9 %
Diện tích sàn : 203.227 m2
Quy mô : 4 tầng hầm & 3 tòa tháp cao 30 tầng

Chủ đầu tư dự án Golden Palace là đơn vị rất mạnh về tài chính và năng lực xây dựng, bởi vậy tiến độ cũng như chất lượng được cam kết, ưu tiên hàng đầu.

Quy mô dự án

Golden Palace được thiết kế trên những cảm xúc về bông hoa sen trong văn hóa truyền thống Việt Nam, kết hợp với những thiết kế hiện đại tạo nên tổ hợp công trình với 03 tòa tháp cao 30 tầng.

Golden Palace được thiết kế trên những cảm xúc về bông hoa sen trong văn hóa truyền thống Việt Nam, kết hợp với những thiết kế hiện đại tạo nên tổ hợp công trình với 03 tòa tháp cao 30 tầng.




chung cư golden palace

Mỗi tòa có 4 tầng hầm thông nhau và 8 thang máy tốc độ cao đảm bảo chỗ để xe và đi lại của cư dân.Ngoài ra còn ở các toàn của dự án đều có 4 tầng trung tâm thương mại và tiện tích như: bể bơi,khu mua sắm, khu ẩm thực, khu vui chơi giải trí,đi bộ,phòng tập gym…

Golden Palace tận dụng tối đa những lợi thế từ vị trí công trình, được bao quanh bởi các tuyến đường từ 04 phía và kiến trúc tòa nhà hình chữ V, tạo ra các góc nhìn phong cảnh đường phố đẹp nhất, đón ánh sáng tối ưu cho căn hộ và lõi giao thông hành lang.

Các loại diện tích

Diện tích Golden Palace đa dạng cho khách hàng lựa chọn 85m2, 90m2, 117m2, 118m2, 120m2, 128m2, 141m2
Chung cư golden palace phòng khách rộng, sang trọng và tràn đầy ánh sáng tự nhiên. Ban công phòng khách được bố trí riêng, tạo nên những góc nhìn đường phố đẹp nhất và một không gian xanh cho mỗi căn hộ.

Giá bán & chính sách
Bàn giao thô: 22.5 triệu đồng/m2
Hoàn thiện : 26.5 triệu đồng/m2

Ngân hàng hỗ trợ vay vốn lên đến 80% giá trị căn hộ trong 15 năm. Lãi suất ưu đãi

Xem chi tiết diện tích căn hộ vui lòng kích vào đây: Căn hộ Golden Palace

Tiến độ thanh toán
Đợt 1: thanh toán 40% ký hợp đồng mua bán trực tiếp chủ đầu tư
Đợt 2: Thanh toán 10% khi dự án xây dựng đến tầng 17 – 20 – Thời gian tháng 8/2013
Đợt 3: Thanh toán 10% khi dự án xây dựng đến tầng 25 – 30 – Thời gian tháng 12/2013
Đợt 4: Thanh toán 10% khi dự án xây dựng xong phần thô – Thời gian tháng 4/2014
Đợt 5: 30% Tổng giá bán căn hộ – Thanh toán trước thời điểm bàn giao căn hộ (Quý IV – 2014)

Theo đánh giá hơn 200 khách hàng đã lựa chọn, Golden Palace đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của khách hàng – Vị trí, tiện ích, thiết kế, tiến độ, giá tiền… tất cả đều hoàn hảo, nếu bạn đã quan tâm về dự án hãy liên hệ ngay với chúng tôi để lựa chọn cho mình 1 căn hộ ưng ý nhất.

Liên hệ để biết thêm thông tin dự án Golden Palace:

Quản lý sản phẩm CĐT: 093 234 5251

Tư vấn dự án: 0979 355 340

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Thận trọng với 'chiêu' BĐS lách luật

Bất chấp các quy định pháp luật hiện hành, nhiều chủ đầu tư bất động sản tìm cách “lách” để cứu vốn; khách hàng ham rẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề tranh chấp pháp lý, thậm chí thua thiệt.
Đủ “chiêu” lách luật
Để vượt cơn “bĩ cực” bất động sản đóng băng, thời gian gần đây một số chủ đầu tư nhà ở tìm cách lách luật để huy động vốn từ khách hàng: Thông báo huy động vốn vượt quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà (trái Luật Nhà ở). Một số dự án đã lách, như: Sky Garden Định Công (Hoàng Mai, HN) thu 80% giá trị hợp đồng khi hoàn thành xây thô, 20% còn lại khách nộp khi nhận nhà; Đình Tower (Thanh Xuân, HN) thu 95% khi hoàn thành căn hộ phần thô, 5% khi nhận nhà; Hà Đô Park View (Cầu Giấy, HN) thu 80% khi xong phần thô, 10% hoàn thiện mặt ngoài tòa nhà, 10% khi nhận nhà…
Cũng vì lý do này, cuối năm 2012, khách hàng và chủ đầu tư dự án Văn Phú Victoria (Hà Đông, HN) từng xảy ra tranh cãi pháp lý. Theo hợp đồng, chủ đầu tư yêu cầu khách hàng nộp hơn 90% giá trị căn hộ khi xây xong phần thô.
Thận trọng với 'chiêu' BĐS lách luật - 1
Bất động sản đóng băng, dùng đủ “chiêu” lách luật, khách hàng nên thận trọng. Ảnh: LHV.
Không chỉ huy động vốn vượt quá quy định, nhiều đơn vị tìm cách “chia” nhỏ căn hộ lớn thành 2 hộ cùng chung một sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở). Cách làm này đáp ứng nhu cầu người thu nhập thấp cần nhà ở, lách quy định diện tích căn hộ thương mại không được thấp hơn 45m2 của Luật Xây dựng.
“Hai nhà một sổ là vi phạm, sau này có thể xảy ra tranh chấp. Chủ đầu tư không thể băm nhỏ nhà thành các khu ổ chuột, gây sức ép lên hạ tầng, cấp, thoát nước…”.
Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội

Theo chủ một doanh nghiệp (xin không nêu tên) đang thực hiện cách này, những khách hàng lựa chọn căn hộ kiểu chia nhỏ thường là mua để ở. Họ không có nhu cầu thế chấp, chỉ cần có sổ để yên tâm về mặt sở hữu, nên chấp nhận chung sổ hồng với hộ bên cạnh. Khi nào có quy định cấp sổ cho diện tích nhỏ hơn 45m2 sẽ tách sổ. “Hai hộ chung sổ có thể là quen nhau, hoặc chủ đầu tư đứng ra làm “mối” để họ thỏa thuận, trên cơ sở tin tưởng nhau. Cái này chính quyền cấm, nhưng nhiều đơn vị vẫn lặng lẽ làm”, vị này nói.

Một cách khác là chuyển đổi phần cho thuê thương mại, văn phòng thành nhà ở. Một số sàn giao dịch bất động sản vẫn đang chào bán căn hộ diện tích nhỏ 30-40m2/căn, giá chỉ 9,5-11 triệu đồng/m2 ở chung cư Nam Xa La (Hà Đông, HN). Những căn này đều ở tầng 1, 2, 3 vốn được cấp phép làm sàn thương mại cho thuê. Chị Kiều Oanh, nhân viên môi giới sàn bất động sản Lanmak giải thích, vì chuyển đổi từ sàn thương mại sang căn hộ nhỏ để bán nên chỉ có ở tầng 2, 3.
“Chủ đầu tư đang xin chuyển đổi nên nhà chưa có sổ. Khách ký hợp đồng với chủ đầu tư, khi nào có hướng dẫn sẽ làm sổ sau”, chị Oanh nói. Theo nhân viên này, những căn hộ này chỉ bán cho cán bộ nhân viên trong công ty, nhưng họ không có nhu cầu nên bán.
“Khi nhận nhà, khách chỉ phải đóng 65% giá trị hợp đồng, 35% còn lại sẽ đóng rải rác thành nhiều đợt trong 2 năm sau đó. Đấy cũng là thời gian để chủ đầu tư làm thủ tục chuyển đổi công năng sử dụng”, chị Oanh nói. Theo đó, đã có một số người mua 2 căn rồi đập tường thông nhau để thành một căn lớn. Thậm chí, vì thiết kế ban đầu là sàn thương mại nên trần cao 4m, khách hàng có thể lắp thêm gác xép.
Rủi ro luôn ở phía khách hàng
Trả lời Tiền Phong, ông Vũ Văn Giản, Tổng Giám đốc Cty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Phúc Hà (chủ đầu tư dự án Nam Xa La) khẳng định: “Không có việc chia nhỏ tầng cho thuê thương mại thành nhà ở để bán. Ngoài thị trường thông tin vô cùng, chúng tôi kiểm soát sao được”. Đại diện chủ đầu tư cam đoan phần diện tích các tầng 2,3 vẫn là sàn thương mại, văn phòng cho thuê.
Về vấn đề huy động vốn của khách hàng vượt quá 70% như quy định của Luật Nhà ở, ông Nguyễn Trọng Hiền, Trưởng phòng Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Sở Xây dựng Hà Nội), cho rằng, đấy là vấn đề hợp đồng thỏa thuận dân sự giữa người mua và người bán. “Chủ đầu tư thu quá, nhưng vấn đề người mua có nộp hay không. Nếu không phải hợp đồng mua bán chủ đầu tư có thể thu hơn. Nếu hợp đồng mua bán phải do Thanh tra Sở kiểm tra mới kết luận đúng sai”, ông Hiền nói. Theo ông, có loại tên hợp đồng mua bán, nhưng nội dung bên trong chưa chắc là mua bán.
Cục trưởng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà, khẳng định: “Trước khi bàn giao nhà, chủ đầu tư huy động tiền từ khách hàng vượt quá 70% giá trị hợp đồng là không đúng quy định”. Còn việc chủ đầu tư tự ý chia nhỏ căn hộ để bán và chung một sổ hồng, ông Hà nói chưa nắm được. “Dự án nằm ở địa phương nào thì cơ quan chức năng địa phương đấy phải kiểm tra xử lý. Các quy định pháp luật đều phân cấp rõ”, ông Hà cho biết.
Ông Trần Viết Ngôn, Phó chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc chia nhỏ căn hộ, thay đổi kết cấu căn hộ phải được đồng ý của cơ quan cấp phép. Nếu chủ đầu tư cố tình làm, người mua sẽ không được cấp sổ hồng.

Luật sư Bùi Quang Hưng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cảnh báo, chủ đầu tư thu quá tiền theo quy định, khách hàng có quyền không nộp. “Mua nhà không có sổ hồng chẳng khác mua chung cư mini. Thậm chí chung cư mini còn tốt hơn, vì có khả năng làm được sổ”, luật sư Hưng nói.

Bất động sản vỡ trận?

Hàng loạt dự án bất động sản cao cấp ở các đô thị lớn đã phải giảm giá bán cực mạnh, đến 50%, để mong bán được hàng, giải cơn khát tiền mặt. Thực tế này có thể là dấu hiệu về cuộc tháo chạy hàng loạt khỏi lĩnh vực bạo phát bạo tàn này.
Mua đất được vàng

Sau Hà Nội và TP HCM, để thu hồi vốn, nhiều chủ đầu tư bất động sản ở TP Đà Nẵng đã phải giảm mạnh giá bán, đồng thời đưa ra chương trình khuyến mãi “mua đất được vàng” hay hỗ trợ hàng tấn xi-măng, sắt thép... cho khách hàng

Theo ước tính, hiện nay, đất nền tại TP Đà Nẵng đang tồn khoảng 12.000 nền của 26 dự án (DA). Vì vậy, thời gian tới, nhiều DA sẽ phải bung hàng khiến giá đất nền sẽ còn giảm tiếp. Hiện nay, để giải quyết hàng tồn, băng-rôn rao bán đất giảm giá được treo đầy các nẻo đường ở TP Đà Nẵng.

Bất động sản vỡ trận? - 1
Giá đất nền của dự án Golden Hills ở TP Đà Nẵng đang giảm mạnh
DA Golden Hills City (quận Liên Chiểu) rộng 400 ha do Công ty CP Trung Nam làm chủ đầu tư. DA này hội đủ điều kiện để phát triển thành khu đô thị sinh thái 5 sao... nhưng khách hàng vẫn ngó lơ. Vì vậy, để thu hồi vốn, chủ đầu tư đang rao bán chỉ từ 2,2 đến 2,7 triệu đồng/m² và hỗ trợ đến 20 tấn xi-măng, 2 tấn sắt cho những khách hàng mua đất làm nhà ngay. Tuy nhiên, việc bán hàng vẫn ế ẩm, trong khi cách đây 2 năm, chủ đầu tư rao bán từ 4-5,5 triệu đồng/m².
Ông Bùi Xuân Định, Tổng Giám đốc Công ty CP Trung Nam, cho rằng dù bán giá rẻ nhưng hiện nay, người có nhu cầu mua đất làm nhà để ở rất ít. “Nếu không giảm giá, nguy cơ trắng tay là khó tránh khỏi. Vì vậy, việc chấp nhận lỗ một số DA, thu hồi vốn để “nuôi” các DA khác” - ông Định giải thích.
Trong khi đó, Công ty CP Đất Xanh Miền Trung cũng tung ra thị trường DA đất nền phía Đông Nam TP Đà Nẵng với giá khá mềm: Giá nền 67 m2 chỉ có 176 triệu đồng, nền 244 m2 là 700 triệu đồng. Giá bán khá thấp nhưng vẫn không hấp dẫn người mua. Để bán nhanh, công ty đưa ra phương thức khách hàng mua nền dưới 110 m2 được tặng 1 chỉ vàng SJC, nền trên 110 m2 được tặng 2 chỉ vàng SJC, đồng thời còn cung cấp miễn phí trọn gói thiết kế căn nhà. Không chỉ vậy, khách hàng thanh toán 98% sẽ được chiết khấu ngay 3% trên giá bán. Chị Nguyễn Khánh Vy, nhân viên bộ phận kinh doanh Công ty CP Đất Xanh Miền Trung, cho biết việc đại hạ giá bán cùng nhiều ưu đãi khác cho khách hàng tại thời điểm này là hết sức cần thiết.
Tại khu đô thị Nam Việt Á hay dự án khu đô thị Sinh thái Hòa Xuân - Nam cầu Nguyễn Tri Phương, chủ đầu tư đang bán với giá rất thấp, từ 4,2-6 triệu đồng/m2 thay vì từ 9-10,5 triệu đồng/m² (năm 2011) song vẫn ít người mua.
Theo các chuyên gia về bất động sản (BĐS), giá đất nền tại Đà Nẵng giảm mạnh là nhờ những DA phía Nam Đà Nẵng hạ giá trước kéo các DA khác giảm theo. So với thời điểm “sốt” cách đây vài năm, giá đất ở TP Đà Nẵng đã giảm 30%-40%. Mức giảm này đã ngoài sức tưởng tượng của người mua nhà cũng như các nhà đầu tư BĐS. Dù vậy, các nhà đầu tư BĐS cũng rất dè chừng khi tung tiền mua đất. 
Kỳ tới: Giá nhà đất đã rẻ?
Có thể bắt đầu cuộc thoái lui kiểu domino Sau một thời gian yên ắng, thị trường BĐS lại được hâm nóng bằng nhiều cú sốc. Sau khi đại gia Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố giảm đầu tư vào thị trường BĐS ở Việt Nam vì càng làm càng lỗ, mới đây, 2 đại gia khác trong BĐS ở TP HCM cũng tuyên bố giảm giá đến 50% một số dự án cao cấp (Báo Người Lao Động đã thông tin). Liệu rằng thị trường BĐS bắt đầu hiệu ứng domino về một cuộc thoái lui?
Dự án bán không được dẫn đến hàng tồn kho tăng lên trong khi vẫn phải trả lãi suất, đáo hạn ngân hàng... là những nguyên nhân khiến hàng loạt doanh nghiệp BĐS muốn tháo chạy khỏi thị trường. Thống kê của VNDirect cho thấy trong 73 doanh nghiệp niêm yết có liên quan đến BĐS đã công bố báo cáo tài chính bán niên, có 60 đơn vị ghi nhận hàng tồn. Giá trị tồn đọng lên đến 77.500 tỉ đồng, cao hơn cùng kỳ năm trước gần 20%.
Chính vì vậy, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt ở TP HCM phải giảm giá 50% các sản phẩm tại dự án The EverRich 3 là điều dễ hiểu nhằm giảm áp lực hàng tồn kho và duy trì hoạt động. Đến ngày 30-6, Phát Đạt tồn kho BĐS gần 5.000 tỉ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước, gồm các dự án: The EverRich 2, The EverRich 3, Nhà Bè và Long Thạnh Mỹ.
Là đại gia một thời trong giới kinh doanh BĐS ở phía Nam nhưng trong gần 2 năm qua, công ty này sống chủ yếu bằng tiền thu từ bãi giữ xe hay bán chỗ giữ xe của dự án The EverRich 1. Còn trong 6 tháng đầu năm 2013, nếu không có khoản thu nhập khác trị giá hơn 2,5 tỉ đồng như thanh lý tài sản, thu phạt vi phạm hợp đồng, công ty có thể lâm vào lỗ lã.
Đối với việc tập đoàn Novaland giảm 50% giá bán tại khu North Towers thuộc dự án Sunrise City, theo đánh giá của giới đầu tư BĐS, đây là mức giá hợp lý so với thị trường hiện tại chứ không quá sốc. Hình ảnh những “nghĩa địa BĐS” ở Hà Nội cùng những bãi đất vàng tại TP HCM bị biến thành bãi giữ xe như một khái quát thật nhất về thực trạng lao dốc của thị trường BĐS hiện nay.
Việc giảm giá mạnh của các chủ đầu tư cho thấy họ đang rất “khát” tiền mặt, chấp nhận lỗ để thu hồi vốn trả ngân hàng còn hơn là “ngồi chờ sung rụng”. Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành (TP HCM), khẳng định: Xu hướng chính của thị trường BĐS hiện nay là giảm giá.

Đề xuất mới về tiền sử dụng đất

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi này nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân từ trước đến nay.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan đối với dự thảo Nghị định 120/NĐ-CP sửa đổi về thu tiền sử dụng đất. Trong đó, những vướng mắc lớn nhất liên quan đến tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được Bộ Tài chính đưa ra hướng giải quyết nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình.
Hai phương án tính giá đất
Theo đề xuất của Bộ Tài chính, giá đất để tính thu tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ, đất được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở được tính theo mốc thời gian trước và sau khi Nghị định 120 có hiệu lực là ngày 1-3-2011.
Cụ thể, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ từ ngày 1-1-2005 đến trước ngày 1-3-2011 thì nộp tiền sử dụng đất theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ, không phân biệt diện tích trong và ngoài hạn mức giao đất. Trường hợp nộp hồ sơ sau ngày 1-3-2011, giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo bảng giá đất đối với diện tích đất trong hạn mức. Phần diện tích vượt ngoài hạn mức (hạn mức giao), giá đất để tính thu tiền sử dụng đất sẽ được xác định theo bảng giá đất nhân với hệ số điều chỉnh giá đất.
Đề xuất mới về tiền sử dụng đất - 1
Tiền sử dụng đất hiện nay quá cao nên gây nhiều khó khăn cho người dân và các chủ dự án. Trong ảnh: Một dự án dang dở ở TP HCM. Ảnh: TẤN THẠNH
Trong đó, hệ số điều chỉnh giá đất do các tỉnh xác định và ban hành dao động từ 1,1-1,5 lần so với bảng giá đất. Riêng tại các TP lớn như Hà Nội và TP HCM có độ vênh lớn giữa giá đất trong bảng giá với giá thị trường thì áp dụng hệ số bằng 2 để tính tiền sử dụng đất của phần đất vượt hạn mức. Đối với đất chuyển mục đích sử dụng còn bị áp giá đất cao gấp 3-4 lần bảng giá đất. Việc xác định hệ số điều chỉnh giá đất nói trên rất phức tạp, vẫn phải khảo sát giá đất thị trường.
Bộ Tài chính cũng đề xuất cấp sổ đỏ đối với những trường hợp giao đất trái thẩm quyền trước ngày 15-10-1993 với điều kiện người đang sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước thời điểm này, có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền cho nhà nước để được sử dụng đất, được chính quyền địa phương xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch...
Đề phòng nảy sinh khiếu kiện
Mục đích của việc sửa đổi Nghị định 120, theo Bộ Tài chính, là nhằm khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trong thời gian Luật Đất đai chưa được sửa đổi.
Trong thực tế, một số quy định về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân chưa thực sự thống nhất giữa những trường hợp sử dụng đất qua từng thời điểm thay đổi chính sách đất đai. Ngoài ra, quy định thu tiền sử dụng đất của hộ gia đình theo giá đất sát thị trường đối với diện tích đất vượt hạn mức cũng gây phức tạp trong triển khai thực hiện.
Đặc biệt, tại TP HCM, giá đất thị trường cao gấp nhiều lần so với bảng giá đất làm cho một số hộ gia đình, cá nhân không đủ khả năng tài chính để nộp tiền sử dụng đất khiến việc cấp sổ đỏ không đạt tiến độ. TP HCM hiện tồn khoảng 6.000 hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ do vướng mắc trong quá trình tính toán mức tiền phải nộp, nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân...
Góp ý kiến cho dự thảo này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất thu tiền sử dụng đất khi cấp sổ đỏ lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân chỉ nên sử dụng thống nhất theo bảng giá đất, áp dụng chung cho cả diện tích trong và ngoài hạn mức giao đất ở. Tuy nhiên, Bộ Tài chính không đồng ý với quan điểm này vì lo ngại mất cân đối thu chi ngân sách nhà nước (do thu tiền sử dụng đất theo bảng giá đất nhưng khi thu hồi đất lại phải đền bù theo giá thị trường), lại dễ dẫn đến khiếu kiện của những người đã nộp tiền sử dụng đất vượt hạn mức theo giá cao trước ngày 1-3-2011.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, ông Lê Hoàng Châu, cũng cho rằng phương án như của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hợp lý hơn vì loại bỏ được yếu tố rắc rối là hệ số K và không nảy sinh bất hợp lý giữa các trường hợp nộp hồ sơ trước và sau ngày 1-3-2011.
Chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cũng cho rằng với những vấn đề trong cấp sổ đỏ hiện nay, tháo gỡ nút thắt theo hướng giảm thu tiền sử dụng đất là giải pháp tích cực. Tuy nhiên, đây là chuyện hết sức nhạy cảm, có thể gây thiệt hại cho người đã chấp hành nghiêm túc nghĩa vụ tài chính trong thời gian trước, làm giảm niềm tin của người dân vào chính sách nên cần cân nhắc kỹ.
Nguồn thu từ tiền đất tăng cao
Theo số liệu của Tổng cục Thuế, năm 2002, số thu từ đất chỉ chiếm khoảng 4,4% ngân sách nhà nước. Đến năm 2010, số thu ngân sách nhà nước từ đất đai đã tăng lên hơn 11%, đạt hơn 67.000 tỉ đồng.

Nhà ở xã hội khởi công rồi “đắp chiếu”

Trong khi lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định, “thiếu nguồn cung nhà ở xã hội” là nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ trong giải ngân gói 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở, thì hàng loạt dự án nhà ở xã hội hoặc chuyển đổi từ thương mại sang xã hội tại Hà Nội lại “đắp chiếu” trong thời gian dài.
Điều này đã khiến khách hàng mất niềm tin vào loại hình dự án này.
Khởi công “ảo” để câu khách
Từ cuối tháng 7/2013, Công ty CP Đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà - chủ đầu tư dự án nhàxã hội tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông đã tiến hành lễ khởi công rầm rộ. Đây là dự án nhà thương mại đầu tiên của Hà Nội được chấp thuận chuyển sang nhà ở xã hội. Khi khởi công, chủ đầu tư công bố dự án sẽ hoàn thành quý IV/2015.Thế nhưng, đến nay khu vực mặt bằng dự án vẫn im lìm như trước. Trong khi đó, chủ đầu tư đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua căn hộ. Dường như, lễ khởi công chỉ là chiêu “làm phép” để “đánh tiếng” cho khách hàng biết là dự án đã khởi công, để thu hút khách hàng ký hợp đồng mua căn hộ. Lý giải về việc dự án sau khởi công lại “đắp chiếu”, ông Hoàng Văn Anh - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà cho biết: “Dự án chậm tiến độ 2 tháng là do vẫn chưa hoàn thiện hết các thủ tục chuyển đổi sang nhà ở xã hội và cũng chưa được cấp phép xây dựng. Hiện, Công ty đang làm việc với Sở Tài chính về vấn đề miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất hàng năm”. 
Tính đến ngày 31/8/2013, các ngân hàng thương mại đã cam kết cho vay từ gói 30.000 tỷ đồng với 331 khách hàng cá nhân với số tiền là 105,32 tỷ đồng; trong đó đã giải ngân cho 305 khách hàng với số tiền là 69,4 tỷ đồng. Cụ thể: Cho vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội là 42,9 tỷ đồng cho 181 khách hàng; Cho vay để mua, thuê nhà ở thương mại là 26,5 tỷ đồng cho 124 khách hàng (số liệu của Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước).
Dự án nhà xã hội của Công ty CP Vinaconex 21 tại Khu đô thị Kiến Hưng, Hà Đông cũng đã “đắp chiếu” gần 3 năm nay. Dự án này gồm 2 tòa nhà cao tầng, nằm trong quần thể với 3 tòa nhà thu nhập thấp của Công ty CP Bê tông và xây dựng Vinaconex Xuân Mai. Ba tòa nhà thu nhập thấp này đã đưa vào sử dụng từ đầu năm nay, nhưng dự án nhà ở xã hội trên hiện giờ vẫn là bãi đất trống, mà ngay cả chủ đầu tư cũng chưa biết bao giờ mới có thể khởi công. Lý do được lãnh đạo Công ty CP Vinaconex 21 đưa ra là dự án phải điều chỉnh quy hoạch. Vì có tuyến đường 23,25m chạy qua khu vực này, nên chỉ khi nào điều chỉnh quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư mới lên kế hoạch tiếp tục triển khai dự án.
Một loạt dự án nhà xã hội như: Dự án Tây Nam Linh Đàm, Sunny Garden City, Khu đô thị mới Đặng Xá II, dự án trên khu đất N1+3 thuộc Khu đô thị Quốc Oai… cũng khởi công cho có, rồi bỏ đó. Như dự án Tây Nam Linh Đàm đã tổ chức lễ khởi công được gần 4 tháng, đã công bố thời gian dự kiến hoàn thành và đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà, nhưng vẫn chưa có được giấy phép xây dựng do đang có tranh chấp mặt bằng và chưa đủ các thủ tục pháp lý.
Nhà ở xã hội khởi công rồi “đắp chiếu” - 1

Khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng còn hơn 100 trường hợp người mua chưa đến nhận nhà
Mất niềm tin, khách mua nhà xin rút!
Được biết, dự án nhà xã hội tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông có tổng vốn đầu tư là 560 tỷ  đồng, trong đó doanh nghiệp xin vay 100 tỷ  đồng từ gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng; nhưng do các thủ tục chưa được hoàn thiện hết nên nên chưa ngân hàng nào dám cho vay. Có lẽ, chính việc dự án bị chậm trễ ngay từ khâu khởi động, cộng với giá bán 14-15 triệu đồng/m2 chủ đầu tư đưa ra chỉ là tạm tính, có thể điều chỉnh sau này, khiến hàng trăm khách hàng đã đăng ký mua căn hộ tại 143 Trần Phú lặng lẽ rút lui để tìm sang những dự án có tiến độ ổn hơn.
Người mua đang suy giảm niềm tin đối với các dự án nhà xã hội. Hiện tượng khách hàng trả lại nhà hoặc không đến ở đã diễn ra tại dự án Kiến Hưng (8 trường hợp trả lại nhà và 120 người không đến nhận căn hộ); hoặc khách hàng tố chủ đầu tư chậm tiến độ và yêu cầu tính lãi suất thời gian chậm tiến độ như tại Khu đô thị Sài Đồng… cũng gia tăng. Bản thân ông Hoàng Văn Anh - Tổng giám đốc Công ty CP đô thị và phát triển Sông Đà cũng than: “Đối tượng đăng ký mua nhà nhiều, nhưng sau lại rút… làm doanh nghiệp cũng mệt mỏi”! 

Bóc mẽ chiêu trò 3 đại gia ôm "đất vàng"

Tôi xin lỗi. Anh về báo cáo lại là lãnh đạo TP Đà Nẵng không nghe. Mời ông chủ đầu tư đến.Cám ơn anh, mời anh ngồi xuống. Lãnh đạo TP không nghe nữa đâu. TP sẽ tự quyết định!". Ông Trần Thọ, Bí thư Đà Nẵng quyết liệt khi biết người báo cáo là Trưởng BQL dự án thay vì lãnh đạo cao nhất của chủ đầu tư
Lãnh đạo Đà Nẵng đã ra "tối hậu thư" cho một loạt dự án "treo", trong đó có 3 dự án nằm trên các khu "đất vàng" giữa trung tâm TP là Danang Center, Viễn Đông Meridian Tower và Golden Square!
Dự kiến họp trọn trong ngày 13/9 nhưng rốt cuộc sau hai buổi làm việc liên tục, cuộc tổng rà soát quy hoạch của lãnh đạo Đà Nẵng (Infonet đã đưa tin) chỉ mới tiến hành được ở địa bàn 4 quận Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ, Liên Chiểu với khoảng phân nửa trong số 152 đồ án quy hoạch cần rà soát. Phân nửa số dự án còn lại trên địa bàn hai quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà và huyện Hoà Vang đành dời lại ngày khác vì không còn thời gian.
Do vậy, đến cuối ngày 13/9, lãnh đạo TP Đà Nẵng chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng như dự kiến ban đầu. Tuy nhiên các dự án đã được rà soát đều đã được Bí thư Thành uỷ Trần Thọ và Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến đưa ra kết luận chính thức. Trong đó các dự án "treo" kéo dài nhiều năm ngay giữa trung tâm TP thu hút nhiều sự chú ý nhất.
Bóc mẽ chiêu trò 3 đại gia ôm "đất vàng" - 1
Dự án Danang Center của Công ty Vũ Châu Long biến khu "đất vàng" 3 mặt tiền bên cạnh nhà hát Trưng Vương thành ra như thế này đây! (Ảnh: HC)
Danang Center: "Đát vàng" thành nơi ô nhiễm trầm trọng
Được nhắm đến đầu tiên là khu phức hợp thương mại - khách sạn 5 sao Danang Center của Công ty cổ phần địa ốc Vũ Châu Long trên khu "đất vàng" 3 mặt tiền Phan Châu Trinh - Hùng Vương - Nguyễn Thị Minh Khai rộng 8.450m2. Theo dự án, tại đây sẽ mọc lên toà tháp đôi gồm 4 tầng hầm và 35 tầng lầu với tổng mức đầu tư 125 triệu USD. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công ty này rầm rộ khởi công dự án vào ngày 29/3/2008 với cam kết đưa công trình vào khai thác năm 2011.
Tuy nhiên đang làm dở phần móng thì đột ngột từ giữa năm 2009, họ rút hết thiết bị và công nhân, để lại trên khu "đất vàng" cái hố sâu hoắm lởm chởm hàng trăm cọc bê tông cùng một số thiết bị hư hỏng nằm chỏng chơ và dãy hàng rào tôn sắt lạnh chung quanh. Nhiều năm qua, dự án này đã trở thành nơi ao tù nước đọng rộng hàng ngàn m2 ngay giữa trung tâm Đà Nẵng khiến Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến phải bức xúc: "Nước đọng, muỗi tùm lum, đủ thứ động vật chết trong đó. Tôi đi tiếp xúc cử tri, người ta nói rất nhiều về dự án này. Không lần nào tiếp xúc cử tri không nói!".
Theo Sở Xây dựng Đà Nẵng, trước tình hình dự án Danang Center triển khai quá chậm và gây mất mỹ quan đô thị, sau khi làm việc với nhà đầu tư, ngày 16/8/2013, UBND TP Đà Nẵng đã có Thông báo số 128 yêu cầu Công ty Vũ Châu Long tiếp tục triển khai các hạng mục còn lại của dự án trong quý 1/2014. Nếu không triển khai đúng tiến độ này, Đà Nẵng sẽ thu hồi dự án và kêu gọi các nhà đầu tư khác có năng lực tiếp tục thực hiện.
Tại cuộc họp ngày 13/9, ông Nguyễn Đình Long, Phó Giám đốc Công ty Vũ Châu Long cam kết cuối quý 1/2014 sẽ tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trần Thọ yêu cầu phải nói rõ bao giờ làm sạch vệ sinh môi trường ở khu vực này? Khi ông Trần Đình Long hứa cuối tuần sau sẽ dọn dẹp xong, ông Trần Thọ nhấn mạnh: "Anh nói ở đây có đầy đủ các ban ngành. Đã nói thì phải cho chắc đó!".
Bóc mẽ chiêu trò 3 đại gia ôm "đất vàng" - 2
Ông Nguyễn Tường Huy đưa ra thêm một lời hứa nữa của Viendong Land là sẽ tiếp tục triển khai dự án tháp đôi Viễn Đông Meridian vào năm 2015, đến năm 2017 sẽ hoàn thành? (Ảnh: HC)
Viễn Đông Meridian: Lần này là dứt khoát!
Đối với hai dự án nằm gần đó của Công ty cổ phần địa ốc Viễn Đông (Viendong Land), như Infonet đã đưa tin, ngày 22/8 vừa qua, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn số 7394 quyết định thu hồi dự án bãi đỗ xe ngầm và công viên công cộng Viễn Đông (trên khu đất 4 mặt tiền Hùng Vương - Nguyễn Chí Thanh - Yên Bái - Nguyễn Thái Học rộng 6.300m2).
Riêng dự án toà tháp đôi Viễn Đông Mediri Tower (48 tầng nổi và 3 tầng hầm trên khu đất 3 mặt tiền Hùng Vương - Nguyễn Chí Thanh - Yên Bái đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD, tại cuộc họp ngày 13/9, ông Nguyễn Tường Huy, Giám đốc tài chính của dự án cho biết, do kinh tế khó khăn và Cục Tác chiến (Bộ Quốc phòng) chỉ cho chiều cao tối đa 120m nên Viendong Land xin rút dự án xuống còn 30 - 33 tầng nổi và 2 tầng hầm. Đồng thời đưa ra cam kết tiếp tục thực hiện dự án từ năm 2015, đến năm 2017 sẽ hoàn thành!
Đây không biết là lần thứ bao nhiêu Viendong Land đưa ra cam kết đối với dự án này, sau lần đầu tiên họ cam kết sẽ đưa dự án vào khai thác trong tháng 12/2012 tại lễ khởi công "to chưa từng thấy" ở Đà Nẵng ngày 25/7/2009 và liên tục thất hứa cho đến nay. Vì lẽ đó mà ngay sau khi nghe ông Nguyễn Tường Huy nói, ông Văn Hữu Chiến hỏi ngay: "Ông Tâm (tức ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Viendong Land - PV) bữa nay đi đâu?".
Sau khi nghe ông Nguyễn Tường Huy trả lời: "Anh Tâm đang đi xúc tiến đầu tư ở nước ngoài" và "ngã ngửa" khi biết dự án này "thiết kế trước rồi mới xin phép Cục Tác chiến sau", ông Văn Hữu Chiến giao Sở Xây dựng Đà Nẵng xem xét thiết kế của Viendong Land rồi làm việc lại với Cục Tác chiến, chủ đầu tư để đảm bảo dự án này "càng cao càng tốt, vì ở vị trí đó đẹp lắm", chứ không thể rút xuống chỉ còn một nửa như đề nghị của Vien Dong Land.
Ông Trần Thọ càng quyết liệt hơn: "Lần này anh (tức ông Nguyễn Tường Huy - PV) về báo với Chủ tịch HĐQT của anh làm văn bản đóng dấu ký tên vào, cam kết với chính quyền TP đến ngày đó sẽ triển khai. Nếu không triển khai đúng thời hạn thì lúc đó buộc lòng nhà nước phải ra quyết định thu hồi. Mất lòng trước, được lòng sau. Chứ không phải họp xong, anh về báo lại, ông chủ đầu tư lắc đầu một cái là coi như qua quận, rồi lại đâu cũng vào đó đâu. Cuối tháng 9 này, chủ đầu tư của anh phải có văn bản cam kết. Đến lúc đó mà không có, TP sẽ quyết định mà không tham khảo ý kiến của các anh nữa. Dứt khoát như thế!".
Bóc mẽ chiêu trò 3 đại gia ôm "đất vàng" - 3
Ông Võ Văn Tấn bị lãnh đạo TP Đà Nẵng từ chối vì với chức danh Trưởng BQL dự án, ông không đủ thẩm quyền để thay mặt DongA Land cam kết bất cứ điều gì về dự án Golden Square! (Ảnh: HC)
Golden Square: Về báo lại với chủ đầu tư, lãnh đạo TP không nghe!
Sự dứt khoát đó cũng được lãnh đạo Đà Nẵng thể hiện khi đề cập dự án khu phức hợp Golden Square (nằm đối diện dự án toà tháp đôi Viễn Đông Meridian Tower) của Công ty cổ phần địa ốc Đông Á (DongA Land) trên khu đất 4 mặt tiền Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Thái Học - Yên Bái - Phạm Hồng Thái rộng 10.664m2. Theo dự án, tại đây sẽ mọc lên khối chung cư cao cấp 36 tầng, khối văn phòng cho thuê 21 tầng và khối khách sạn 27 tầng, khối đế 5 tầng và 2 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 1.500 tỉ đồng..
Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, DongA Land đã khởi công dự án vào tháng 1/2008 với tuyên bố hoàn thành đầu năm 2010. Nhưng cho đến nay họ chỉ mới xây dựng 2 tầng hầm và sàn tầng 1 rồi... "đứng bánh" kéo dài. Do vậy, tại Thông báo 128 (ngày 16/8/2013), UBND TP Đà Nẵng đã yêu cầu DongA Land thực hiện đúng cam kết tại cuộc làm việc mới đây với lãnh đạo TP là tiếp tục thực hiện dự án và hoàn thành hạng mục khối đế trong quý IV/2013, hoàn thiện các hạng mục khách sạn trong năm 2016, và hoàn thiện toàn bộ dự án trong năm 2018. Nếu không thực hiện đúng tiến độ cam kết này, Đà Nẵng sẽ thu hồi dự án và kêu gọi nhà đầu tư khác có đủ năng lực tiếp tục thực hiện.
Tại cuộc họp ngày 13/9, khi Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến yêu cầu chủ đầu tư có ý kiến thì một người đứng lên xưng tên Võ Văn Tấn. Cũng như với hai người trước, ông Văn Hữu Chiến yêu cầu ông Tấn nêu rõ chức danh. Khi biết ông này chỉ là... Trưởng Ban quản lý dự án, ông Văn Chiến hỏi ngay: "Trưởng BQL thì làm sao ông quyết định được có làm hay không làm? Có ý kiến gì của Chủ tịch HĐQT hay Tổng Giám đốc trao đổi lại với anh chưa?". Ông Võ Văn Tấn im lặng...
Dường như không thể chịu nổi sự thiếu tôn trọng của những nhà đầu tư như thế này, ông Trần Thọ nói bằng một giọng hết sức quyết liệt: "Tôi xin lỗi. Anh về báo cáo lại là lãnh đạo TP Đà Nẵng không nghe. Mời ông chủ đầu tư đến. Cám ơn anh, mời anh ngồi xuống. Lãnh đạo TP không nghe nữa đâu. TP sẽ tự quyết định!". Ông Văn Hữu Chiến nói thêm: "Anh về báo lại với chủ đầu tư là đến cuối tháng 9 phải có văn bản cam kết gửi UBND TP Đà Nẵng!".
Bóc mẽ chiêu trò 3 đại gia ôm "đất vàng" - 4
Ông Park Hee Hong, quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH Deawon từ Hàn Quốc bay sang dự cuộc họp ngày 13/9 dù chỉ để nói rằng dự án khu chung cư Deawon đã được UBND TP Đà Nẵng thống nhất cho phép công ty của ông chuyển nhượng cho chủ đầu tư khác! (Ảnh: HC)
Cán bộ Đà Nẵng bức xúc với thái độ của các chủ đầu tư
Trao đổi với PV Infonet trong giờ nghỉ giải lao, ông Huỳnh Đức Thơ, Giám đốc Sở KH-ĐT Đà Nẵng bày tỏ: "Minh ngồi ở dưới thấy giận thiệt chứ không đơn giản. Họp quan trọng như thế này, cả Bí thư, Chủ tịch TP cùng chủ trì mà họ (công ty trong nước - PV) lại cử mấy cán bộ "lom com" đi dự, biết cái gì mà nói. Chứng tỏ họ rất coi thường, coi thường kinh khủng!".
Ông Huỳnh Đức Thơ so sánh, dự án khu cao ốc Kreves dù đã nộp đủ tiền đất nhưng do chậm triển khai nên ông Kim Young Cheon, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kreves Halla Land, vẫn từ Hàn Quốc bay sang dự họp để giải thích rõ lý do. Tương tự, ông Park Hee Hong, quyền Tổng Giám đốc Công ty TNHH Deawon cũng từ Hàn Quốc bay sang dù chỉ để nói rằng dự án khu chung cư Deawon đã được UBND TP Đà Nẵng thống nhất cho phép công ty của ông chuyển nhượng cho chủ đầu tư khác. "Đó là sự thể hiện một tinh thần kỷ luật, một thái độ văn hoá của người ta!" - ông Huỳnh Đức Thơ nói.
Nhưng theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng Huỳnh Vạn Thắng thì việc chỉ cử mấy cán bộ "lom com" dự cuộc họp ngày 13/9 là "cái khôn" của những Viendong Land, DongA Land.... Ông Huỳnh Vạn Thắng giải thích: "Để lỡ sau này có chuyện gì thì bảo mấy ông đó chỉ đến nghe rồi về báo cáo lại thôi chứ không quyết định được gì hết, nên nếu họ có cam kết điều gì đó tại cuộc họp mà sau này chủ đầu tư không thực hiện được thì bảo đó không phải là cam kết chính thức của chủ đầu tư"!
Ông Huỳnh Đức Thơ nhận xét, Viendong Land xin lùi đến năm 2015 làm tiếp chỉ là kế "hoãn binh". Họ cứ xin thụt lùi mãi, không biết đã bao nhiêu lần. "Anh "bể" thì nói anh "bể" đi để tôi thu dọn hậu quả, đưa người khác vào làm. Chứ anh "bể" mà không chịu nhận mình :bể", cứ cố thụt lùi. Đến 2015 rồi lại kêu cho tôi đến 2017 à? Còn Vũ Châu Long lấy cái gì để làm nữa mà không trả lại dự án cho TP? Nhưng ổng cũng hứa hẹn đến 2014 triển khai, cũng để... chờ thời thôi. Không thể để những chủ đầu tư như thế này cản trở sự phát triển của TP được!".
Trong số các dự án đã được rà soát có 3 chủ đầu tư không có mặt tại cuộc họp ngày 13/9. Gồm Công ty TNHH Khởi Phát (dự án khu thể thao phía Tây Bắc cầu Thuận Phước). Tổng Công ty miền Trung (dự án khu ở và nhà làm việc của Tổng Công ty miền Trung) và Công ty cổ phần du lịch Xuân Thiều (dự án mở rộng khu du lịch Xuân Thiều). Đối với các dự án này, lãnh đạo Đà Nẵng yêu cầu các chủ đầu tư có văn bản cam kết tiến độ thực hiện, giao Văn phòng UBND TP rà soát các cam kết này chứ không phải muốn cam kết tiến độ như thế nào cũng được và báo cáo Thường trực UBND TP quyết định

Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm

Khu nghỉ mát đắt nhất thế giới ở đảo Calivigny ngay bên ngoài quốc đảo Grenada trong vùng biển Caribbean, có giá 40.000 bảng (63,5 nghìn USD) một đêm. Nó chỉ dành cho những người giàu có và nổi tiếng trên thế giới.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 1
Khu nghỉ mát đắt nhất thế giới nằm trên đảo Calivigny có giá 40.000 bảng một đêm.

Với mức thu nhập trung bình của người Anh 26.200 bảng, mức giá một tuần ở khu nghỉ mát lên tới 280.000 bảng chỉ là một điều mơ ước của họ.
Những người giàu có và nổi tiếng luôn muốn đổ tiền vào khu nghỉ mát Calivigny rộng 82 mẫu Anh nằm ở trung tâm Caribbean này.

Bao quanh hòn đảo là vùng biển nhiệt đới thanh bình cùng bờ cát vàng , đảo phục vụ cho những tỷ phú. Ở đây, mỗi người sẽ sống trong một biệt thự với khoảng không gian riêng. Sàn nhà làm bằng đá cẩm thạch. Trần được thiết kế theo kiểu Bali. Cửa chính và cửa sổ theo kiểu Pháp. Cầu thang xoáy cầu kỳ, thảm Ba Tư, ghế da sang trọng và đầy đủ tiện nghỉ khác.
Đảo Calivigny nằm trong quần thể 6 hòn đảo tuyệt đẹp tron g vùng biển Caribbean. Hòn đảo là không gian yên tĩnh cho những chuyến nghỉ dưỡng, hay thưởng thức những dịch vụ độc đáo như bể sục, quầy bar, massage trị liệu, đi du thuyền, ca hát … Và bạn có thể về bất cứ lúc nào bằng máy bay riêng.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 2
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 3

Những căn phòng sang trong chỉ dành cho người có tiền.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 4
Mỗi ngôi nhà có kiến trúc độc đáo, không gian riêng cho mỗi người đến đây nghỉ mát.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 5
Phòng lớn với đầy đủ tiện nghi.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 6
Giường lớn được làm theo phong cách hoàng gia.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 7
Bao quanh hòn đảo là bãi cát vàng trải dài cùng làn nước biển xanh.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 8
Phòng khách rộng với thảm Ba Tư, sàn đá cẩm thạch, ghế da cao cấp.
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 9
Khu nghỉ mát đắt nhất TG 40.000 bảng/đêm - 10
Những tiện nghi cao cấp đều được mang đến đây như quầy bar, massage trị liệu, du thuyền, ca hát ..

Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ

Chính quyền sẽ hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ bản cho những khu đất đã được quy hoạch nhưng chưa sử dụng ngay hoặc đất chưa có quy hoạch nhưng không còn khả năng sản xuất nông nghiệp… và cho phép người dân xây dựng tạm để ở.
Chính sách phát triển nhà ở trong mấy năm qua có sự chưa hợp lý. Nhà cao cấp, giá cao được xây nhiều nhưng bán rất chậm. Trong khi đó, người thu nhập thấp lại không đủ chỗ ở, nhiều người phải xoay xở bằng con đường bất hợp pháp dẫn tới bị cưỡng chế tháo dỡ. Nhà nước đã có chính sách nhà ở xã hội nhưng cũng chỉ giải quyết một phần cho những đối tượng nhất định. Vậy phải làm sao để người nghèo có chỗ ở hợp pháp? Theo tôi, giải pháp khá khả thi là tạo điều kiện về đất giá rẻ để họ xây nhà giá rẻ.
Cho phép xây dựng tạm
Ý tưởng của giải pháp tạo quỹ đất giá rẻ là chính quyền cho phép và hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ bản cho những khu đất đã được quy hoạch nhưng chưa sử dụng ngay hoặc đất chưa có quy hoạch nhưng không còn khả năng sản xuất nông nghiệp hoặc những nơi xa trung tâm có giá đất thấp… và cho phép người dân xây dựng tạm để ở. Chữ “tạm” vừa có nghĩa nhà sẽ bị tháo dỡ sau một thời hạn, vừa có nghĩa chủ nhà ở một thời gian rồi chuyển cho người khác ở tiếp (do đã tìm được chỗ ở mới phù hợp hơn), vừa có nghĩa sẽ được ở và xây dựng chính thức nếu được phép.
Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến lo lắng về hệ lụy xã hội và đô thị của một khu ở tạm không đủ tiêu chuẩn kiểu này. Rõ ràng một khu ở tạm không thể đảm bảo yêu cầu về kiến trúc - cảnh quan, về tiện ích và cả về môi trường như một khu ở đúng quy chuẩn. Ngoài ra, nếu cho phép ở như vậy thì mật độ dân số sẽ tăng do người dân các địa phương khác đổ về TP. Khi đó, những nhu cầu về hạ tầng kỹ thuật và xã hội chung sẽ bảo đảm thế nào?
Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ - 1
Theo nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM Võ Kim Cương, giải pháp khá khả thi là tạo điều kiện về đất giá rẻ để người nghèo có điều kiện xây nhà giá rẻ. Trong ảnh: Một khu nhà tạm cư của người dân tại TP.HCM. Ảnh: HTD
Phải chấp nhận “méo mó”
Những lo ngại trên là dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu thống nhất một số quan điểm sau đây, chúng ta sẽ thấy vấn đề đơn giản hơn:
Thứ nhất, trong quá trình công nghiệp hóa, việc di dân từ nông thôn vào các đô thị là tất yếu. Nói cách khác công nghiệp hóa, đô thị hóa chẳng qua cũng là để đón dân từ nông thôn nhập cư vào đô thị và nâng cao năng suất lao động của họ, tạo nên sự phát triển của quốc gia. Khi đất nước đã phát triển thì sẽ có 80%-90% dân số sống ở đô thị.
Thứ hai, TP.HCM là một đô thị cực lớn. Đô thị cực lớn không chỉ rộng về diện tích, đông về dân số mà còn đa dạng về hình thái kiến trúc, cảnh quan. Điều này khác với một số đô thị vừa và nhỏ có mục tiêu nhất định về kinh tế và kiến trúc cảnh quan (như thành phố du lịch, thành phố sinh thái, thành phố khoa học…). Trong đô thị cực lớn này sẽ có những khu vực được quản lý nghiêm ngặt về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời cũng bố trí những nơi ở tạm “méo mó” cho người nghèo.
Thứ ba, đối với người nghèo, phải chấp nhận “méo mó, có hơn không”. Tôi đã từng chứng kiến “ngôi nhà” tạm của một người nhập cư từ ĐBSCL chỉ có 2 m2 (hai mét vuông!), bên trong chỉ vỏn vẹn một cái giường cho vợ chồng, con cái. Chúng ta lo cho bộ mặt đô thị và lo cho đời sống người dân nên không cho phép xây dựng căn hộ nhỏ hơn 30 m2, nền nhà không nhỏ hơn 40 m2. Những người nghèo không đủ tiền lo bữa ăn hằng ngày, làm sao mua nổi những chỗ ở dù là tối thiểu như vậy. Không được xây nhà đủ tiêu chuẩn thì họ đành phải tá túc đâu đó. Thực tế chính thị trường đã cưu mang những người này. Dân nội thành thì cơi nới, ngăn phòng để cho thuê, dân ngoại thành thì xây những căn nhà không theo bất kỳ tiêu chuẩn nào để đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên, công nhân và dân nhập cư. Hầu như chính quyền đã không quản lý hiện tượng này trong nhiều năm.
Thứ tư, “nhà ở là một quá trình” (tiếng Anh viết là housing), có nghĩa là việc có nhà của một người là một quá trình. Đó là quá trình tích lũy tiền nong để mua hoặc quá trình chuyển từ chỗ ở nhỏ lên chỗ ở lớn hoặc quá trình xây dựng từ nhà tạm đến nhà kiên cố… Giải pháp khu ở tạm trong quá trình nhà ở có thể phải tồn tại khá lâu, cho đến khi kết thúc quá trình công nghiệp hóa, tức là kết thúc quá trình di dân vào đô thị. Do đó đối với mỗi người dân thì “tạm” nhưng đối với Nhà nước, giải pháp tạo quỹ đất giá rẻ để lo cho người nghèo thì không “tạm”.
Thứ năm, các khu ở “méo mó” là một giải pháp mạo hiểm đối với mục tiêu phát triển ổn định bền vững của TP. Giống như nghệ sĩ xiếc đi trên dây cần kiểm soát được sự cân bằng, chính quyền phải kiểm soát được sự ra đời, tồn tại và kết thúc của các dự án này.
Dân sẽ tích cực tham gia
Tình trạng xây dựng nhà không phép vừa qua cho thấy đất ở giá rẻ đang là nhu cầu khá bức xúc của nhiều người dân. Vài mươi năm trước (vào những năm 1994-1995), TP chỉ mới có quy hoạch chung nhưng do nhu cầu về xây dựng nhà ở của nhân dân rất lớn nên UBND TP đã cho phép người dân được lập và thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhỏ. TP yêu cầu bản quy hoạch chi tiết phân lô phải được Kiến trúc sư trưởng TP phê duyệt và phải xây dựng xong hạ tầng cơ bản (giao thông, thoát nước, cấp nước) mới được xây dựng nhà. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã không kiểm soát được quá trình thực hiện, để xảy ra tình trạng nhiều chủ đất thuê người lập quy hoạch rồi bán nền (nên gọi đây là phương thức “phân lô bán nền”). Do có nhiều khiếm khuyết, phương thức này đã bị phê phán và buộc phải chấm dứt thực hiện. Dù vậy, hàng ngàn dự án nhỏ này cũng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu nhà ở vào thời điểm đó.
Ngày nay tình hình đã khác hẳn. Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị đã được ban hành. Quy hoạch chi tiết cũng đã được phủ kín hầu khắp các khu vực đô thị hóa. Lực lượng kiểm soát xây dựng đã được tăng cường vượt bậc (riêng thanh tra xây dựng có biên chế hàng ngàn người, so với bảy người vào thời kỳ đó). Những điều kiện đó có thể giúp chính quyền nắm chắc quỹ đất, điều khiển được việc sử dụng đất. TP cũng có trong tay quỹ đất công (quyền sử dụng đất trong tay Nhà nước), có ngân quỹ chăm sóc người nghèo. Hơn nữa, đối với đất còn trong tay dân, Nhà nước chỉ cần đưa ra phương thức hợp lý thì nhiều người dân sẽ tham gia vào chương trình tạo quỹ đất giá rẻ này.
TS-KTS VÕ KIM CƯƠNG, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP

Cháy túi vẫn đua nhau khởi công dự án

Phiên chất vấn sáng 5/7 tại HĐND thành phố Hà Nội nóng khi đề cập đến tình trạng nợ đọng tràn lan trong xây dựng cơ bản, nhiều nguy cơ bị trục lợi từ việc giãn hoãn thuế, tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp bất động sản và xử lý các cây xăng không đảm bảo an toàn còn chậm...
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Đua nhau khởi công dự án
Tính đến tháng 12/2012 có 11 quận, huyện trên địa bàn thành phố nợ đầm đìa tiền XDCB với số tiền lên tới 990,7 tỷ đồng liên quan đến 1.547 dự án. “Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền khi để xảy ra tình trạng này và biện pháp khắc phục là gì?”- Ban Kinh tế ngân sách đặt câu hỏi.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Huy Tưởng cho biết, “Thành phố đã yêu cầu các quận huyện ưu tiên bố trí ngân sách để trả nợ các dự án cũ nhưng thực tế nhiều quận huyện vẫn bố trí vốn cho dự án mới”.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban VHXH, thực trạng nợ đọng XDCB thực tế còn nhức nhối hơn nhiều so với báo cáo của thành phố. Vì chỉ riêng tại xã Thuỵ Hương khi xây dựng nông thôn mới đã nợ đọng XDCB lên tới 51 tỷ đồng! “Việc không bố trí vốn theo lộ trình mà lại cho các nhà thầu ứng vốn để làm là hoàn toàn sai lầm. Trong xây dựng nông thôn mới không được khởi công khi mà không có nguồn”-ông Tưởng nói. Tiếp lời đại biểu, bà Ngô Thị Doãn Thanh, Chủ tịch HĐND TP yêu cầu UBND TP cần phải có biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này, xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Cháy túi vẫn đua nhau khởi công dự án - 1
Cả ngàn người dân mua nhà tại dự án Usil City (Hà Đông) chưa biết ngày nào được nhận nhà Ảnh: Hoàng Anh.
Trao đổi với PV Tiền Phong, một đại biểu HĐND TP đề nghị không nêu tên cho rằng, không phải bỗng nhiên mà các quận, huyện, xã phường đua nhau triển khai dự án ngay cả khi không cân đối được vốn. “Có những nơi do khó khăn trong đấu giá đất nên chậm nguồn vốn nhưng cũng cần xem xét những nguyên nhân tế nhị khác. Hậu quả của tình trạng này là rất lớn”-vị đại biểu cho hay.
Huy động tiền dân, ai kiểm soát?
Về việc giãn, hoãn tiền sử dụng đất, tiền thuế cho các dự án bất động sản, đại biểu Nguyễn Hoài Nam cho rằng cơ quan chức năng cần hết sức tỉnh táo vì hiện nay hàng ngàn người dân bỏ tiền mua nhà dự án mà không biết bao giờ mới nhận nhà.
Lý do là rất nhiều chủ đầu tư đã bán hết sản phẩm, đã thu tới 60-70% tiền bán nhà rồi nhưng vẫn không hoàn thiện dự án, bàn giao nhà cho người dân trong khi đó lại quay ra kêu thua lỗ xin được giãn hoãn nghĩa vụ tài chính. “Nhiều chủ đầu tư tay không bắt giặc lập dự án huy động tiền từ người dân và ngân hàng. Đây là vấn đề rất nhức nhối”-đại biểu Nam chất vấn.
Cũng theo UBND TP Hà Nội, Cục Thuế đã tiếp nhận hồ sơ của 33/63 dự án xin giãn hoãn tiền sử dụng đất (bằng 52,38 số dự án thuộc đối tượng gia hạn) với số tiền đề nghị gia hạn lên tới 9.294 tỷ đồng.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam chất vấn tiếp: Nhiều dự án kêu khó khăn nhưng thực chất đã bán hết nhà rồi và nay xin giãn hoãn tiền sử dụng đất là không phù hợp. Thành phố có biết việc này không? Ông Nguyễn Huy Tưởng cho hay, “Những đại biểu nào có thông tin dự án cụ thể thì thông báo cho chúng tôi để có biện pháp xử lý”-ông Tưởng đề nghị.
Vụ cháy cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo đã “thiêu đốt” thêm phiên chất vấn buổi sáng. Đại biểu Nguyễn Hoài Nam đề nghị làm rõ năng lực tham mưu, chiến đấu trực tiếp của các đơn vị thuộc Sở Cảnh sát PCCC và kiểu xử lý thiếu quyết liệt của cơ quan chức năng đối với hàng loạt cây xăng không đảm bảo an toàn cháy nổ trong suốt thời gian qua. “Nếu Sở nói là các họng nước chữa cháy tại khu tái định cư là an toàn thì tôi khẳng định là không”-đại biểu Nam quả quyết.

Đại gia Việt 'thâu tóm' Khách sạn Daewoo

Công ty Hanel Hà Nội đã mua lại thành công 100% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo Hà Nội từ doanh nghiệp Hàn Quốc.
Tuy giá của thương vụ này chưa được tiết lộ, nhưng khách sạn 5 sao Daewoo được xem là "con gà đẻ trứng vàng".
Khách sạn 5 sao Daewoo là một trong 312 khách sạn sang trọng hàng đầu thế giới; tọa lạc ở vị trí "đắc địa" ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, ngay cạnh công viên Thủ Lệ; được xây dựng năm 1996 với diện tích 29.500 m2, gồm 411 phòng, trong đó có 168 phòng Superior với diện tích 48m2 nhìn ra thành phố, 168 phòng Deluxe cũng có diện tích 48m2 nhìn ra cảnh hồ. Riêng các phòng Executive Deluxe sang trọng được bố trí tại các tầng 15, 16 và 17.
Bên cạnh 4 nhà hàng cùng với 2 bar, khách sạn còn có bể bơi rộng 80m2, trung tâm hội nghị có sức chứa 800 khách và 7 phòng hội nghị nhỏ được trang bị đèn, máy chiếu, internet…
Với phong cách nghệ thuật đương đại Việt Nam xuyên suốt trang trí khách sạn, Daewoo đã tạo được ấn tượng ban đầu rất độc đáo trong mắt "thượng đế". Khách sạn cũng là nơi đón tiếp các vị chủ tịch, bộ trưởng, thủ tướng chính phủ như: cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Thủ tướng Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Brazil...

Nội thất đế vương trong căn hộ 100 tỷ

Với giá bán dự kiến hơn 100 triệu đồng mỗi m2, căn hộ penhouse rộng hơn 1000 m2 có giá tối thiểu 100 tỷ đã khiến nhiều người phát sốt. Tuy nhiên, khi tận mắt chứng khiến nột thất được chủ đầu tư tự hào là đẳng cấp "đế vương" thì mọi người hẳn sẽ thực sự choáng.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Căn hộ trên nằm trong dự án D'.Palais de Louis nằm trong khu nhà ở Đông Hồ Nghĩa Đô trên đường Nguyễn Văn Huyên - Hà Nội.
Dự án có kiến trúc theo phong cách Pháp, Ý cổ điển lãng mạn của thế kỷ XVII-XVIII. Tòa nhà có 27 tầng nổi, 4 tầng hầm để xe, 2 tầng sảnh công cộng và dịch vụ, Tòa nhà có 6 tháng máy xuyên sáng, 2 thang máy chở hàng, 2 bể bơi bốn mùa,
Tường ngoài của công trình được ốp đá Granite toàn bộ, tầng mái cũng được ốp bằng đá tự nhiên. Điểm nhấm của tòa nhà là đại sảnh rộng hơn 2000m2 và trần cao 7,2m và được trang trí các ánh sao cùng các đèn phalee.
Tòa nhà có 242 căn hộ chia ra 10 loại căn hộ với 10 phong cách nội thất khác nhau. Diện tích mặt bằng căn hộ từ 120.9m2 đến 260.8m2 và 2 căn Penthouse rộng hơn 1000m2.
Trong các căn hộ, phòng khách và phòng ăn liên thông, ngăn cách bởi những hàng cột thức cổ điển ước lệ, ốp đá cẩm thạch. Phòng ngủ có cửa kính mở rộng ra phía hồ. Đặc biệt, phòng ngủ chính sở hữu phòng tắm lớn nhất bao gồm hệ thống phòng sauna với chất liệu gỗ thông dầu Canada, bồn tắm với công nghệ bong bóng massage và phòng tắm đứng sang trọng, như một mini spa gia đình.
Các căn hộ có từ 3 phòng ngủ trở lên còn có buồng riêng cho người giúp việc.
10 loại căn hộ điển hình tương ứng với 10 bộ sưu tập nội thất theo phong cách Hoàng gia cổ điển Châu Âu, phong phú và đa dạng trong ý tưởng từ Imperial Palace Series (Đế chế Napoleon), Helen of Troy (Vẻ đẹp của nàng Hellen)...đến Zues Series (Uy quyền của Zues).
Nội thất đế vương trong căn hộ 100 tỷ - 1
Màu sắc sử dụng trong các căn phòng cũng được lựa chọn rất tinh tế và đặc sắc
Màu sắc sử dụng trong các căn phòng cũng được lựa chọn rất tinh tế và đặc sắc từ màu vàng kim, màu rượu chát, đến tím hồng, đen tuyền, xanh Hoàng Gia...sinh động và đặc sắc với các câu chuyện về các vị thần.
Nội thất cầu kỳ, xa xỉ từ những thương hiệu danh tiếng như thiết bị nhà bếp Fagor - Tây Ban Nha, thiết bị vệ sinh Kohler của Mỹ, sàn gỗ Teak Myanmar, đá Marble Tây Ban Nha & Brazil...
Đặc biệt, các chi tiết được chọn lọc kỹ lưỡng hay chế tác tinh xảo như công tắc bằng vàng 10kara, phào chỉ thếp vàng, được làm theo công nghệ thủ công truyền thống của làng Kiêu Kỵ, hay những bức tranh đá thiên nhiên ấn tượng.
Hệ thống tủ bếp được làm từ các chất liệu quý hiếm như: gỗ gõ đỏ, gỗ sồi (những loại gỗ được sử dụng để sản xuất các chi tiết nội thất cho các dòng xe hơi cao cấp danh tiếng như Bently, Rolls-Royce)...Hệ thống cửa của các căn hộ trong tòa nhà được làm từ gỗ gõ đỏ tự nhiên quý hiếm, siêu bền, 100% nhập khẩu từ Mỹ.
Theo chủ đầu tư, họ quyết tâm đầu tư để có hình ảnh Cung điện Versailles về giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Theo giới kinh doanh BĐS, hiện ở Việt Nam hiếm có doanh nghiệp nào ở Việt Nam đầu tư sản phẩm nhà chung cư xa xỉ đến thế.
Ông Đỗ Quang Huy, chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đánh giá, đây là một bước đi táo bạo của chủ đầu tư và có cơ sở thành công khi hướng tới mục tiêu nhóm khách hàng siêu giàu, giới thượng lưu.
Tuy nhiên, ông Huy phân tích, những đối tượng bỏ ra chục tỷ mua căn hộ thường họ có xu hướng chọn đất hoặc nếu không họ cũng đã biệt thự. Còn nếu bỏ ra hàng chục tỷ để mua căn hộ, người mua sẽ đánh giá vị trí là yếu tố đầu tiên. Khách hàng sẽ có xu hướng ở những nơi trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc đi lại, làm ăn hơn là các quận xa trung tâm. Nếu dự án ở vị trí như Hai Bà Trưng, Tràng Tiền,... những khu vực xung quanh bờ Hồ thì cũng đáng để mua.
Còn ông Phạm Đức Hiển, chuyên gia kinh tế, nhận định, đây có thể là chiêu thức PR của chủ đầu tư còn giá bán sẽ có thể thấp hơn nhiều. Nhiều dự án, chủ đầu tư công bố giá cao rồi bán cho các cá nhân quen biết, bí mật thông tin khách hàng nên không thể xác định được đối tượng khách hàng mua những dự án như kiểu này.
Các căn hộ cao cấp có giá từ 50 tới 60 triệu đồng/m2 còn khó bán. Hiện, một căn biệt thự đẹp ở Mỹ Đình với giá đó đều có thể mua được. Đồng quan điểm, với số tiền như căn hộ siêu sang hai chuyên gia đều lựa chọn mua biệt thự hoặc chọn kênh đầu tư khác ngoài bất động sản.

Nhẹ gánh tiền sử dụng đất

Rất nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do quy định về cách tính tiền sử dụng đất.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có văn bản chỉ đạo một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận). Trong đó, chủ yếu là tháo gỡ khó khăn về cách tính tiền sử dụng đất đối với các dự án phát triển nhà ở.
Tính theo thời điểm chuyển nhượng, giao đất
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố nhanh chóng kiểm tra, thanh tra các dự án phát triển nhà ở, thực hiện những biện pháp mạnh để xử lý nghiêm chủ đầu tư. Đồng thời, xem xét cấp giấy chứng nhận cho người dân đã hoàn thành nghĩa vụ với các chủ đầu tư trong các trường hợp sau:
- Công ty mẹ được nhà nước giao đất thực hiện các dự án phát triển nhà ở nhưng đã có văn bản ủy quyền hoặc giao nhiệm vụ cho công ty con thực hiện đầu tư xây dựng và đứng tên ký hợp đồng bán nhà ở.
- Bên bán nhà đã tự nhận chuyển nhượng dự án mà không làm thủ tục nhận chuyển quyền sử dụng, nay đứng tên ký hợp đồng bán nhà thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ đầu tư. Chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính theo chính sách quy định tại thời điểm chuyển nhượng.
Nhẹ gánh tiền sử dụng đất - 1
Việc đóng tiền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở tại TP HCM đang gặp nhiều ách tắc. Ảnh: TẤN THẠNH
- Chủ đầu tư chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp tiền sử dụng đất nhưng đã xây dựng và bàn giao nhà cho người mua thì UBND cấp tỉnh xem xét quyết định công nhận việc sử dụng đất. Chủ đầu tư nộp tiền sử dụng đất theo chính sách tại thời điểm hoàn thành công trình.
- Cơ quan, tổ chức, đoàn thể được nhà nước giao đất xây dựng nhà ở, chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về đất đai, chưa nộp nghĩa vụ tài chính nhưng đã tổ chức xây dựng và phân phối nhà ở hoặc phân lô đất cho cán bộ, nhân viên tự xây dựng nhà ở thì cấp giấy chứng nhận lần đầu cho người đang sử dụng. Về nghĩa vụ tài chính, nếu có cơ sở xác định cơ quan, đoàn thể đã nộp tiền sử dụng đất hoặc người sử dụng đất có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền cho cơ quan, đoàn thể thì không phải nộp tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận. Nếu không có cơ sở xác định đã nộp tiền sử dụng đất thì phải nộp theo quy định của pháp luật.
- Dự án nhà chung cư được nhà nước giao đất nhưng miễn tiền sử dụng đất trước ngày 1-7-2004, chủ đầu tư tiến hành bán nhà ở sau thời điểm này theo giá thị trường như trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất thì chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cho người mua. Đồng thời, truy thu tiền sử dụng đất đối với chủ đầu tư theo giá do UBND tỉnh quy định tại thời điểm giao đất.
Sai phạm vẫn được cấp giấy chứng nhận
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, người dân vẫn được xét cấp giấy chứng nhận trong trường hợp chủ đầu tư đã hoàn thành pháp lý về đất đai, đã nộp tiền sử dụng đất nhưng diện tích nhà đã xây có sai phạm như vượt số tầng, vượt diện tích xây dựng… thì kiểm tra xử lý phần diện tích sai phạm theo thẩm quyền. Nếu phần diện tích sai phạm được tồn tại thì chủ đầu tư phải nộp bổ sung nghĩa vụ tài chính theo chính sách tại thời điểm giao đất.
Bên cạnh đó, người sử dụng đất vi phạm Luật Đất đai nhưng đã sử dụng ổn định từ trước ngày 1-7-2004, không tranh chấp, khiếu kiện thì cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để cấp giấy chứng nhận. Trường hợp vi phạm thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu, hạ tầng công cộng … thì không cấp giấy chứng nhận và tiến hành thu hồi đất.
Vừa qua, rất nhiều địa phương gặp khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận do quy định về tính tiền sử dụng đất. Tại TP HCM, nhiều dự án đã tiến hành bàn giao và khách hàng sử dụng từ lâu nhưng chủ đầu tư không làm thủ tục tách giấy chứng nhận cho họ. Đến lúc các cơ quan chức năng bắt buộc thực hiện nghĩa vụ tài chính để tiến hành cấp giấy chứng nhận cho khách hàng thì hầu hết chủ đầu tư đều “méo mặt” khi tiền sử dụng đất được áp theo chính sách hiện hành - cao hơn rất nhiều lần so với thời điểm được giao đất hoặc bàn giao căn hộ.
Đại diện Cục Thuế TP HCM cho biết việc đóng tiền sử dụng đất đang bị ách tắc rất nhiều, nợ tiền sử dụng đất lên đến hàng ngàn tỉ đồng, chủ yếu là các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân là thời điểm tính tiền sử dụng đất chưa được thống nhất.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Thị trường BĐS và 6 nghịch lý "bất thường"

Diễn đàn kinh tế Mùa thu năm 2013 đang diễn ra tại Thành phố Huế. Nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng đã và đang được các chuyên gia đưa ra luận đàm.

Trong phần viết về "Thị trường bất động sản và những giải pháp cần thiết"GS. Đặng Hùng Võ đã đưa ra những đánh giá về thị trường BĐS, trong đó đáng chú ý là 6 nghịch lý của thị trường hiện nay.
Nghịch lý 1: Giá nhà ở trung bình cao gấp 25 lần thu nhập trung bình năm của người lao động (trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là 2 - 4 lần), nếu người lao động tiết kiệm được 25% thu nhập thì cũng phải 100 năm sau mới mua được nhà. Đến nay, tỷ lệ này đã giảm tới mức 10 lần trong khu vực nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội.
Nghịch lý 2: Thừa cung nhà ở giá cao đã tạo nên kho BĐS tồn đọng gắn với nợ xấu mà không có cầu, trong khi đó thiếu cung trầm trọng đối với nhà ở giá thấp có cầu rất cao. Đây là nghịch lý của sự không gặp nhau giữa đường cung và đường cầu trong hoàn cảnh cả cung và cầu đều rất cao. Tổng cung và tổng cầu lúc này không có nghĩa.
Nghịch lý 3: BĐS tồn đọng nhiều nhưng giá BĐS chỉ hạ tới mức nhất định, không có hiện tượng phá giá vì vốn tồn đọng chủ yếu từ vốn góp của người tiêu dùng trong phương thức "mua nhà trên giấy", vốn tín dụng từ ngân hàng chiếm tỷ lệ không cao và có một lượng vốn khá lớn từ các ngân hàng thương mại đầu tư trực tiếp cho thị trường BĐS chứ không thông qua cơ chế vay tín dụng.
Theo nghiên cứu của Dragon Capital, tổng BĐS tồn đọng của cả Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã lên tới 70.000 căn hộ, nếu mức giá là 1,5 tỷ đồng mỗi căn thì ước tính tổng số vốn bị tồn đọng trong BĐS tồn đọng lên tới 100.000 tỷ đồng. Nhiều chuyên gia đã ước tính rằng thông thường để giải quyết số lượng tồn kho BĐS này phải mất ít nhất 7 năm.
"Kho tồn đọng" này tiếp tục tồn tại chờ Nhà nước cứu giúp. Nhà đầu tư kêu ca nhiều nhưng chỉ có rất ít nhà đầu tư chủ động tìm giải pháp cho mình.
Nghịch lý 4: Các nhà đầu tư BĐS nói rằng rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, gần như phá sản nhưng trên thực tế vẫn có tới 80% đang kinh doanh có lãi, thực - hư quả khó lường. Các nhà đầu tư BĐS kêu cứu thảm thiết nhưng số lượng M&A không cao.
Nghịch lý 5: Giá nhà ở xã hội với nhiều ưu đãi của Chính phủ có giá cao hơn nhà ở thương mại giá thấp cùng loại, nhà ở xã hội đang được quản lý theo cơ chế thuần túy bao cấp trong khi giá nhà ở thương mại được hình thành từ cạnh tranh trên thị trường.
Giá nhà ở xã hội của Nhà nước, cũng đang được hình thành với nhiều ưu đãi của Nhà nước hiện cao hơn giá các nhà ở thương mại giá rẻ. Sự thực, để giải quyết tình trạng này không khó vì giá cả nhà ở luôn phụ thuộc vào công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, chi phí quản lý, chi phí huy động vốn, v.v... Giá nhà ở xã hội cũng sẽ giảm nếu có những thay đổi tốt hơn về xây dựng, quản lý và huy động vốn.
Nghịch lý 6: Gói tín dụng ưu đãi cho người có thu nhập thấp mua nhà đã sẵn sàng với giá trị lên tới 21.000 tỷ đồng nhưng người có nhu cầu rất khó tiếp cận vốn, chưa biết bao giờ mới giải ngân xong và liệu người có thu nhập thấp thực sự có tiếp cận được ưu đãi này.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, những nghịch lý này nghe ra có vẻ bất thường nhưng thực sự lại rất bình thường trong thị trường BĐS hiện nay. Tất cả do tính thiếu chuyên nghiệp của thị trường BĐS, từ quản lý tới nhà đầu tư và tới người tiêu dùng. Thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác. Các rủi ro gần như không được quản lý.
Như vậy, từ cuối năm 2012 tới nay có 2 việc cần làm cho thị trường BĐS nước ta: một là tăng cung cho khu vực giá rẻ gồm cả nhà ở xã hội nhằm thỏa mãn cầu rất cao của những người lao động có thu nhập thấp; và hai là giải quyết kho BĐS tồn đọng có giá cao và giá trung bình. Bên cạnh 2 việc này còn có một số việc khác cần làm nhằm tái cơ cấu khu vực kinh tế BĐS.
(Theo TTVN/CafeF) 

Thực hư chuyện cắt lỗ tại thị trường BĐS Tp.HCM

Có dấu hiệu lao dốc sớm hơn thị trường BĐS Hà Nội nên thị trường BĐS Tp.HCM đã sớm xác lập mặt bằng giá thấp hơn. Đã có những nhận định cho rằng 5 năm là quá đủ để một thị trường giá xuống đi tới đáy.

Tuy nhiên, giá phân khúc căn hộ tại Tp.HCM chưa chắc đã thực sự xuống tới đáy với những tuyên bố giảm giá sốc 40-50%, mà chỉ là cách nói “kiểu” của dân trong nghề để bán hàng. 
 
Khác với Hà Nội, phần lớn dự án chung cư chỉ bùng nổ ở phía Tây thành phố thì tại Tp.HCM, dường như tất cả các quận nội, ngoại thành dự án chen nhau mọc lên,đặc biệt ở các quận rìa trung tâm như huyện Nhà Bè, Quận 7, Quận 11, Quận Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp… với giá bán rất khác nhau, từ 7-8 triệu đồng/m2 cho một căn penthouse diện tích lớn trên 250m2 tại huyện Nhà Bè, cho tới những căn hộ cao cấp có giá bán cao gấp 3-4 lần như 27 triệu đồng/m2 tại Everich (Quận 11), 37 triệu đồng/m2 tại The Manor 1 (Quận Bình Thạnh), 50 triệu đồng/m2 tại River Park - Phú Mỹ Hưng (Quận 7), và thậm chí có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/m2 cho một căn hộ hạng hi-end premium tại tòa tháp Vincom Financial Tower (3 mặt đường Đồng Khởi-Lê Thánh Tôn-Lý Tự Trọng)…
Trong vai một người đi thuê nhà, PV đã có dịp tham quan trực tiếp nhiều căn hộ khác nhau, từ bình dân cho tới cao cấp. Có thể thấy, giá căn hộ phụ thuộc phần lớn vào vị trí của tòa nhà, gần hay xa trung tâm thành phố. Trong khi đó, nếu xét về chất lượng xây dựng, tính mỹ thuật thì một căn hộ có giá 13 triệu đồng/m2 cũng không có sự khác biệt quá lớn so với những căn hộ có giá trên dưới 50 triệu đồng/m2.
Hiện phân khúc nhà bình dân ở Tp.HCM thường có giá bán từ 10 - 15 triệu đồng/m2, tập trung ở các huyện Nhà Bè, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Thạnh với các dự án đình đám của Hoàng Anh Gia Lai, Kim Hồng, Huỳnh Thông… Chỉ với 600-700 triệu đồng đã có thể sở hữu một căn hộ trên 50m2 tại những dự án này. Tuy nhiên, hầu như chỉ có các dự án của Hoàng Anh Gia Lai ở Quận 7, huyện Nhà Bè, mới tạm đủ không gian sinh hoạt chung và các công trình phụ trợ cho cư dân sinh sống. Các dự án khác phần lớn chỉ gồm một vài khối nhà mà không có cảnh quan mặt đất. Mua nhà ở các dự án này thường phải chấp nhận ở xa khu vực trung tâm thành phố. Trung bình để di chuyển vào trung tâm cũng phải mất từ 7-10km, trong điều kiện mật độ giao thông dày đặc của Tp.HCM cũng phải mất trung bình trên dưới 45 phút.
Trái ngược với quá khứ, khi khách hàng tranh nhau mua trực tiếp của chủ đầu tư để được giá tốt thì giờ đây, phần lớn đều tìm mua qua người đang sở hữu, nói cách khác là mua qua các nhà đầu cơ. Bởi nếu trước đây, đầu cơ BĐS còn có lãi thì giờ chỉ là một hình thức “chôn vốn”vô thời hạn. Do vậy, nhiều nhà đầu cơ sốt suột đã giảm giá bán từ 5-10% so với giá gốc trong hợp đồng với chủ đầu tư để thu hồi vốn. Điển hình như một số căn hộ của Phú Hoàng An, Hoàng Anh An Tiến, Hưng Vượng… tại quận 7, bản chất của những mẩu quảng cáo “bất động sản đã xuống đến đáy” hoặc một số nhận định của các chủ đầu tư ế hàng là việc giá bán trên thị trường thứ cấp có giảm nhẹ để các nhà đầu cơ rút êm, chấp nhận lỗ ít đi một chút.
Đối với một số dự án đã đi vào sử dụng lâu năm như Hoàng Anh Gia Lai 1, Hoàng Anh Gia Lai 2, Quốc Cường Gia Lai…, giá rao bán cũng có giảm chừng 5-10% so với giá gốc. Nếu đặt trong bài toán đầu tư, những người mua từ năm 2008, 2009 sẽ bị lỗ nhẹ. Trên thực tế, không có chuyện nhà mất giá đến 40-50% như bấy lâu giới BĐS vẫn ta thán. Có thể ở lúc đỉnh điểm của cơn sốt địa ốc, người ta rao bán một căn hộ có giá gốc 14 triệu/m2 với giá 24-25 triệu đồng/m2. Song đó là giá mong muốn, và là thỏa thuận dân sự giữa hai bên mua bán, chứ không hình thành mặt bằng giá bền vững. Các nhà đầu cơ vẫn chỉ bỏ ra 14 triệu đồng/m2 nhà, và nay bán với giá 14-16 triệu đồng/m2 cùng thông tin “cắt lỗ 50%” - thực ra chỉ là lỗ so với kỳ vọng lợi nhuận - để đánh lừa người mua.
Phân khúc trung cấp thường tập trung ở các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Quận 5, Quận 6, Quận 11… với các dự án có giá thành trên dưới 20 triệu đồng/m2. Ở phân khúc cao hơn, phần lớn rơi vào các dự án tại Phú Mỹ Hưng (Quận 7) và Thảo Điền (Quận 2), cùng một số dự án hiếm hoi tại quận 1. Giá căn hộ thường dao động từ 35-50 triệu đồng/m2, cá biệt có trường hợp lên tới trên 100 triệu đồng/m2, và người mua phải bỏ ra ít nhất từ 5-7 tỷ cho một căn hộ trên 100m2 và vài chục tỷ cho một căn penthouse. Tuy nhiên, theo quan sát, nhà đầu cơ tại các khu căn hộ cao cấp khá chắc giá, hiếm khi giảm giá bán trên thị trường bởi tâm lý bán hàng cho người có tiền- nhóm người thường ít có kè mặc cả và hay quan niệm “của rẻ là của ôi”.
Có thể thấy, việc cắt lỗ của giới BĐS cũng không đến mức quá bi đát như những gì đang hiện ra trên thị trường. Trong khi đó, hàng ngàn tòa nhà cao tầng lớn nhỏ vẫn ngày đêm đang đi vào hoàn thiện tại Tp.HCM tiếp tục gia cố thêm cái kho đã tồn đọng quá nhiều, song điều này cũng chưa chắc có thể đảm bảo cho một mặt bằng giá mới gần hơn với giá trị sử dụng của mỗi căn hộ như nhiều người mua kỳ vọng.
(Theo SM) 

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Nhà thu nhập thấp "nóng" chuyện kiện cáo

Sức nóng của căn hộ giá rẻ được trông đợi nhờ mức giá chấp nhận được kèm theo sức hút của lãi suất 6%/năm của gói 30.000 tỷ trong lúc nhà ở thương mại gần như tê liệt khiến các chủ đầu tư ồ ạt xin chuyển đổi dự án.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Nhưng "họa vô đơn chí" với thị trường BĐS khi mà chính những dự án nhà rẻ này cũng không thoát cảnh khách hàng kiện cáo, đòi trả nhà...
Tuần qua, dự án nhà thu nhập thấp đầu tiên bị khiếu kiện vì chậm tiến độ. Người mua nhà dự án Sài Đồng của Hanco3 đã gửi đơn tố chủ đầu tư chậm bàn giao nhà thiếu lý do chính đáng, bởi dự án cùng khu vực của Hanco5 người mua rục rịch chuyển về ở thì mua nhà Hanco3 chưa thể nhận nhà vì thay đổi hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Theo văn bản mà Hanco3 gửi các hộ dân có thông báo rõ: “Hiện nay, vì một số lý do bất khả kháng do thay đổi chính sách Nhà nước và quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các công trình xây dựng, công trình nhà ở thu nhập thấp NO10A, NO12-3 phải sửa đổi hệ thống thông gió, PCCC.
Theo đó, chủ đầu tư thông báo cho khách hàng sẽ lùi thời hạn hoàn thành và bàn giao nhà cho người dân chậm nhất vào ngày 31/12 năm nay, tăng thêm thời gian 6 tháng so với thời gian được dự kiến trong hợp đồng đã ký kết.
Trước đó, thời điểm giữa năm 2011, để được ký hợp đồng mua nhà dành cho người thu nhập thấp ở dự án Sài Đồng, khách hàng phải trải qua quy trình thủ tục, xét duyệt nghiêm ngặt, đáp ứng các tiêu chí mới được bốc thăm quyền được mua, bốc thăm căn hộ. Nhiều người phải phải vay mượn để đóng tiền đúng hạn cho chủ đầu tư theo yêu cầu. Tuy nhiên, đến nay nhiều người dân hoang mang, lo lắng trước việc đã quá thời gian giao nhà. Lo lắng này tăng lên khi hàng loạt dự án nhà ở thương mại đã án binh bất động, với những vụ ầm ĩ kiện tụng, đòi tiền, đòi nhà kéo dài nhiều năm không giải quyết được.

Dự án nhà TNT Đặng Xá của Viglacera thì ngay sau ồn ào về chất lượng căn hộ bị rêu mốc, xuống cấp ngay khi vừa bàn giao nhà, lại tiếp tục bị khách hàng muốn thanh lý hợp đồng, trả nhà nhưng điều kiện mà chủ đầu tư đưa ra là sẽ chỉ trả tiền cho những khách hàng khi họ bán được căn hộ bị trả lại. Thậm chí trên các diễn đàn về nhà chung cư, nhiều người cho biết do không thể trả căn hộ lấy lại tiền ngay từ chủ đầu tư tư nên đã chủ động rao bán, nhượng lại căn hộ với nhiều lý do: không đủ tiền đóng tiếp, gia đình có người chuyển công tác, ... Có người mua than "cố hết chỗ nọ đến chỗ kia với lãi suất rất cao để lấy được nhà, đã đâm lao phải theo lao, không cố cũng ko được vì mình có thanh lí cũng ko thể lấy lại được tiền ngay mà lãi vẫn phải trả".
Làn sóng đòi trả lại nhà thu nhập thấp không chỉ diễn ra ở khu Đặng Xá vốn bị chê là quá xa trung tâm, từng phải mở bán rất nhiều lần nhưng vẫn ế ẩm, thì ngay tại dự án nhà thu nhập thấp Ngô Thì Nhậm của của Vinaconex Xuân Mai, khi người muốn mua phải bon chen bẹp ruột, kiện cáo tố giác người mua gian lận, để giành suất mua nhà thì nay cũng rất nhiều người dân nại đủ lý do để trả lại hàng cho nhà sản xuất.
Mặc dù chủ đầu tư hỗ trợ người dân vay vốn từ BIDV lãi suất 10%/năm để có tiền thanh toán, đồng ý để khách hàng chuyển đến ở dù chưa đóng đủ tiền nhưng vẫn không đủ giữ chân khách mua.
Nhìn lại, nguyên nhân khiến khách nằng nặc trả nhà là bởi dự án làm từ thời BĐS sốt nóng đã không đáp ứng được mong muốn an cư cho cư dân bởi dự án quá xa khu trung tâm, đường vào chưa có điện chiếu sáng, chất lượng căn hộ thấp khi xảy ra tình trạng thấm nước và rạn nứt.
Cách đây ít ngày, dự án chưa triển khai là dự án nhà ở xã hội Tây Nam Linh Đàm cũng được dư luận quan tâm khi xảy ra mâu thuẫn giữa 2 chủ đầu tư là HUD và BIC, trong lúc BIC muốn triển khai ngay dự án để tận dụng thời điểm cầu nhà ở giá rẻ đang còn nóng thì HUD lại lừng chừng bàn giao mặt bằng, khiến dự án không thể triển khai dù thông tin từ phía BIC cho rằng đã phải không ít lần lên tiếng đề nghị HUD hợp tác. Sau khi sự việc lùm xùm lên, phía HUD mới quyết định tạm bàn giao mặt bằng để BIC khoan khảo sát song chưa thể đủ điều kiện để chính thức khởi công dự án.
Nhà thu nhập thấp "nóng" chuyện kiện cáo - 1
Dự án Tây Nam Linh Đàm vẫn chỉ là bãi đất cỏ mọc sau lễ tổ chức động thổ rầm rộ từ tháng 5/2013.
Chính các chủ đầu tư thừa nhận thực tế, nhà ở thương mại giá rẻ cạnh tranh ngang ngửa với nhà ở xã hội về giá, trong khi vị trí thuận tiện hơn nhiều lần, lại không phải chịu bất cứ quy định ràng buộc nào như điều kiện được mua-được bán, vì vậy người mua nhà ở xã hội đương nhiên sẽ có so sánh, tính toán để rút khỏi các dự án nhà ở xã hội quá xã trung tâm.
Và ngay chính trong phân khúc nhà ở xã hội cũng có sự cạnh tranh, khi hàng loạt dự án được chủ đầu tư xin chuyển từ dự án thương mại sang nhà ở xã hội với vị trí khá hấp dẫn, cộng với ưu thế có thể được vay ưu đãi 6% trong 10 năm, trong khi các dự án đã mở bán và ký hợp đồng với khách hàng trước tháng 1/2013 không thể được tiếp cận ưu đãi này, khiến nhiều người đang ôm khoản vay nợ lãi suất cao để mua nhà chán nản.
Chất lượng nhà thu nhập thấp cũng là điều đáng bàn khi 2 dự án Viglacera Đặng Xá và Vinaconex Xuân Mai vừa đưa vào sử dụng đã thấm dột, nứt.
Bởi vậy, dù nhiều DN và người mua nhà mong muốn gói hỗ trợ công bằng hơn khi xét đến cả những người đã mua nhà trước thời điểm 1/2013 nhằm cứu tình thế cho các dự án đang rơi vào làn sóng khách đòi trả nhà, không nhận nhà, không thanh toán tiền cho chủ đầu tư. Song bản thân chủ đầu tư cũng không thể trông chờ vào chính thức khi chất lượng căn hộ, giá bán và hậu mãi có hấp dẫn khách hàng hay không.

Sky Garden: Phải bán dự án vì khó?

Sky Garden Towers, dự án đã bị “tố” huy động vốn khi chưa xong móng, chậm tiến độ, nhiều người mua nhà đã tìm tới chủ đầu tư để đòi lại tiền, giờ đến lượt tin chủ đầu tư không thể trụ được phải đi chào bán dự án.
Thông tin Tài chính - Bất động sản, Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất
Bị tố thu tiền vô lý

Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng, căn hộ Sky Garden Towers (Sky Garden) tại Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) được cấp giấy phép đầu tư tháng 3/2011 và được cấp phép xây dựng vào tháng 12/2011. Dự án được xây dựng trên diện tích đất 7.000m2 do Công ty TNHH Định Công (Thành viên Vân Thái Group) làm chủ đầu tư (do 2 thành viên là Viện khoa công nghệ tàu thủy và CTCP Thép Vân Thái – Vinashin góp vốn).

Pháp lý khá rõ ràng nhưng dự án lại để tồn không ít tai tiếng trong việc huy động vốn và tiến độ dự án khiến lòng tin của khách hàng đối với chủ đầu tư dự án vẫn đang là dấu chấm hỏi.

Sky Garden: Phải bán dự án vì khó? - 1

Cửa ra vào dự án được đóng kín. Ảnh: M.T
Cụ thể, từ tháng 1/2012, dự án đã được mở bán tại một số sàn giao dịch bất động sản với giá từ 18,1 triệu đồng/m2 nhằm huy động vốn từ khách hàng.
Công ty CP Thép Vân Thái Vinashin là công ty hàng đầu ở Việt Nam về phát triển sản phẩm mới trong ngành sản xuất thép xây dựng... Là thành viên của Tập đoàn kinh tế VINASHIN. Nguồn: Website công ty CP Thép Vân Thái Vinashin.
Đến tháng 9/2012, một số khách hàng đã gửi đơn tố giác chủ đầu tư có hành vi chiếm dụng vốn của khách hàng, vi phạm tiến độ thi công.
Nhiều khách hàng đã đóng tới 40% giá trị hợp đồng và chủ đầu tư tiếp tục “thúc” nộp thêm tiền trong khi dự án vẫn chưa tiến hành xây dựng xong móng. Khách hàng đã nhiều lần tìm gặp chủ đầu tư nhằm chất vấn về tiến độ và đòi lại tiền nhưng đều vô vọng.
Nhằm thanh minh cho mình, chủ đầu tư đã đăng một thông báo trên website của công ty nói rằng: “Tính đến ngày 24/5/2012, chủ đầu tư đã chính thức hoàn thành 95% phần xây dựng cọc móng…. Dự kiến, toàn bộ gói thầu cọc móng đại trà sẽ hoàn thành vào ngày 15/6/2012”. Tuy nhiên, việc dự án chậm tiến độ được chủ đầu tư đổ lỗi cho “các thủ tục xin phá dỡ căn nhà 8 gian của Viện Khoa học Công nghệ tàu thủy kéo dài hơn so với dự kiến, dẫn đến việc chậm bàn giao mặt bằng để thi công nốt phần móng”.
Song, dù thế nào thì chủ đầu tư vẫn "lòi đuôi" là chưa xây xong phần móng dự án. Vì thế, việc chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán với khách hàng khi chưa xong móng vẫn là sai luật.
Có hay không câu chuyện M&A?
Theo tiết lộ của giám đốc một đơn vị chuyên phân phối các loại bất động sản: Hồ sơ mua bán, sáp nhập (M&A) của dự án Sky Garden vừa bị đơn vị ông từ chối với lý do “ông không nhìn thấy chút tia sáng nào của dự án cả”.
“Hạ tầng đường xá của dự án kém, nhất là tính khả thi thực hiện rất mông lung, nên chúng tôi không mua, chứ mức giá chào của chủ đầu tư rất hấp dẫn”, vị giám đốc này nói.

Sky Garden: Phải bán dự án vì khó? - 2

Dự án được quảng cáo thi công thần tốc 3 tầng/tháng khiến người mua nhà đặt câu hỏi về chất lượng công trình? Ảnh: Sky Garden
Tuy nhiên, trao đổi với PV Infonet, phía Cty TNHH Định Công, ông Nguyễn Đắc Huân, Giám đốc Marketing lại phủ nhận không có chuyện công ty này gửi hồ sơ M&A.
Ông Huân cho hay: Công ty chưa phải đi vay vốn ở bất kỳ ngân hàng nào, thực hiện dự án đến nay hoàn toàn bằng vốn tự có. Cam kết giao nhà vào quý 4/2014 được cả chủ đầu tư và khách hàng cam kết cụ thể, nếu quá thời hạn giao nhà từ 1 đến 6 tháng thì khách hàng được công ty trả lãi suất hàng tháng, quá 6 tháng sẽ hoàn trả tiền cho khách hàng.

Sky Garden: Phải bán dự án vì khó? - 3

Ngõ vào dự án được cả chợ cóc "án ngữ" thế này nên luôn bị ách tắc. Ảnh: M.T
Tuy vậy, một số khách hàng vẫn nghi ngại việc liệu có thể tin chủ đầu tư sẽ cán đích đúng hẹn khi mà trước đó chỉ thi công móng cũng đã khiến khách hàng nổi giận “tố” chậm tiến độ so với cam kết?
Sky Garden được giới thiệu nằm ở ngã tư đường Kim Đồng kéo dài thuộc vành đai 2,5 và phố Định công. Tuy nhiên, đường vành đai 2,5 mới chỉ là dự kiến trong tương lai, chưa biết chính xác đến khi nào có thể hoàn thành. Con đường để đi vào dự án hiện là phố Định Công, rẽ vào ngõ khoảng 200m. Khu vực này hạ tầng xuống cấp, mưa ngập, lối vào án ngữ bởi chợ cóc.
Giá mà chủ đầu tư đưa ra trong lần mở bán gần đây nhất ở mức từ 17,2 trở lên, không quá hấp dẫn so với những dự án khác trên địa bàn quận Hoàng Mai.